• » BỘ NGUỒN THỦY LỰC
  • » ĐẦU BƠM THỦY LỰC
  • » XI LANH THỦY LỰC
  • » VAN THỦY LỰC
  • » PHỤ KIỆN THỦY LỰC
  • » ỐNG DẦU THỦY LỰC
  • » ĐẦU BÓP ỐNG THỦY LỰC
  • » ĐỒNG HỒ ĐO ÁP SUẤT
  • » BỘ LỌC KHÍ
  • » MÁY ÉP BÙN KHUNG BẢN
  • » KHỚP NỐI CAO SU
  • » PHỤ KIỆN INOX
  • » Van JOIL
  • » KHUNG BẢN MÁY ÉP BÙN
  • » BƠM MÀNG KHÍ NÉN , BƠM PISTON
  • » THIẾT BỊ LỌC
  • » ỐNG HÚT NHIỆT (Flexible Duct) ỐNG HÚT BỤI
  • Hỗ trợ trực tuyến
    • PKD : 0984 269 326
    • PKD : 0909 617 576
    Fanpage
    Sản phẩm bán chạy


    Bộ nguồn thủy lực
    • Bộ nguồn thủy lực

    • Giá: Liên hệ

    • Mã sản phẩm: 2HP-220-380
    • Xuất xứ: HL


    HOÀNG LONG CHUYÊN PHÂN PHỐI THIẾT BỊ THỦY LỰC CAO ÁP

    BỘ NGUỒN THỦY LỰC

     

    Bộ nguồn bơm thủy lực có ứng dụng rất phong phú với các máy móc sản xuất công nghiệp, gia công, chế biến như: máy ép thủy lực, máy nâng thủy lực, máy nghiền, sàn nâng, bửng nâng… của các nhà máy cơ khí chế tạo, sản xuất và lắp ráp ô tô, sản xuất xi măng, luyện kim, sản xuất nhôm, thép , kính…

     

    Bên cạnh đó, bộ nguồn còn khá quen thuộc khi được sử dụng trong hệ thống xử lý rác thải, ép phế liệu, chế biến gỗ, sản xuất nông – ngư cụ hoặc các hệ thống nâng hạ nhà xưởng, nâng hạ cửa nặng của thủy điện, hệ thống ép dầu lạc…

    Tùy vào công việc, chế độ và công suất mà thiết kế cũng như cấu tạo của bộ nguồn có thể được thay đổi để phù hợp.

     

     

     

     

     

    Tổng Quan Bộ Nguồn Thủy Lực

     

    Bộ nguồn thủy lực  được thiết kế với nhiều dải công suất từ 0.75kw đến 50 kw phù hợp cho nhiều nhu cầu sử dụng khác nhau.

    Sản phẩm này sử dụng dòng dầu thủy lực tác động lên một xylanh tạo ra lực đẩy lớn để nén, ép phá hủy các vật hoặc giữ, gá sản phẩm cố định theo yêu cầu.

    Các van điều khiển của bộ nguồn thủy lực máy ép được lắp theo dạng xếp chồng modul nên dễ dàng tháo lắp hoặc thêm bơm tùy theo nhu cầu sử dụng.

    Bộ nguồn thủy lực máy ép của chúng tôi có thiết kế nhỏ gọn dễ dàng cho quá trình vận chuyển, tháo lắp. Các thiết bị có thể tháo rời riêng biệt để tiện bảo hành bảo dưỡng

     

    Các cấu tạo thành phần chính của bộ nguồn thủy lực

     

    Động cơ điện (Motor)

     

    Động cơ điện hay còn gọi là Motor. Thiết bị này trở thành một bộ phận không thể thiếu của bộ nguồn. Nó thực hiện chức năng biến chuyển điện năng được cung cấp thành cơ năng quay của trục bơm.

     

    Motor điện được kết nối với hệ bơm thủy lực bằng khớp nối, cốt âm, dây curoa..vv nhưng luôn đảm bảo rằng kết nối kiểu gì thì cũng phải có độ chính xác giữa tâm của hai thiết bị luôn được song song với độ chính xác tuyệt đối nếu không sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới cả hai thiết bị

     

    Với thiết bị thủy lực làm việc trong áp suất cao chúng ta nên chọn dòng motor tốt của các hãng nổi tiếng như Hitachi, Toshiba, simem, ABB, Hyosung,  VTC …

     

    Khi chọn động cơ điện cho một bộ nguồn thủy lực đòi hỏi người kỹ thuật thiết kế ra trạm nguồn phải am hiểu về yêu cầu công việc của thiết bị đó để chọn ra động cơ tương thích cho bơm đầu ra và áp suất cần làm việc

     

    Chính vì công suất của Motor ảnh hưởng đến công suất bơm, công suất hệ thống mà thiết bị trở thành một bộ phận không thể thiếu của bộ nguồn.

     

     

     

    Thông thường trong bộ nguồn, người ta thường lắp loại motor 2 chiều. Trên thực tế, có rất nhiều loại bộ motor, khách hàng cần lựa chọn sao cho phù hợp với yêu cầu công việc.

     

    Chiều quay của motor tương thích với từng loại bơm , với bơm quay chiều phải thì motor quay phải và ngược lại bơm quay trái thì motor quay theo trái

     

    Khi chúng ta mở nguồn điện để cung cấp cho bộ nguồn hoạt động, cuộn rơ le sẽ cấp và nối với 2 tiếp điểm thường mở. Motor ( động cơ) sẽ được cấp điện và hoạt động.

     

    Motor là thiết bị biến dòng điện 220v hoặc 380v  được cấp thành cơ năng quay và truyền đến của trục bơm. Lúc này,bơm hoạt động và sẽ tiến hành hút dầu từ thùng chứa, đẩy đi trong hệ thống với một mức áp suất phù hợp, đã được điều chỉnh bằng van chỉnh áp.

     

    Với hệ thống thủy lực thì motor luôn được sử dụng với tốc độ vòng quay trung bình hoặc trung bình thấp để sản sinh ra áp suất cho bơm thủy lực , nếu như motor yếu hơn lưu lượng bơm thì motor điện sẽ nhanh chóng bị hư

     

     

     

    Bơm thủy lực

     

    Bơm là trái tim của bộ nguồn tạo ra lực ép áp suất . Bơm thực hiện nhiệm vụ hút dầu ở thùng chứa, bơm đẩy dầu đi trong hệ thống với áp suất cao.

    Khi lựa chọn bơm, bên cạnh xác định loại thì cần quan tâm đến công suất, lưu lượng, nhiệt độ và áp lực. Bơm phải lớn hơn công suất được tính toán, yêu cầu để khi đưa vào lắp và vận hành, bơm không bị nóng

     

    Bơm thủy lực được chia ra 3 dòng sau

     

    1 ,Bơm piston cong là loại bơm với nhiều dải lưu lượng cao áp suất lớn cực đại lên tới 400bar . bơm piston cong thường được sử dụng cho máy công trình, máy ép cọc ,xe máy quốc, máy bơm bê tông….

    2 ,Bơm cách gạt, bơm lá là dải bơm có lưu lượng cao nhưng áp suất thấp dao động từ 20- 210bar, loại bơm này thường được sử dụng trong máy công nghiệp chế biến , bơm làm mát dầu cho hệ thống thủy lực ….

    3, Bơm bánh răng là dải bơm được sử dụng nhiều trong dân dụng và công nghiệp , bơm có nhiều dải công suất khác nhau phù hợp với yêu cầu công việc của  các ngành nghế bơm có lưu lượng từ 1 – 1lits phút với dải áp suất 1-250 bar

    Bơm này ứng dụng nhiều trong các máy ép công nghiệp, bàn nâng , máy ép gỗ, máy ép phụ trợ khác . Với ưu điểm dòng bơm bánh răng được thiết kế nhỏ ngọn khả năng làm việc sinh lực cao nên luôn được lựa chọn cho các hệ thống máy móc khác nhau .

     

     

    Van thủy lực

     

    Trong bộ nguồn thủy lực xuất hiện rất nhiều loại van khác nhau, tùy vào yêu cầu mà sử dụng các van cho đúng mục đích nhất. Chúng ta có thể liệt kê một số loại thông dụng nhất:

    Van an toàn: Chức năng của van này trong bộ nguồn đó là đảm bảo áp suất không vượt qua áp suất định mức, từ đó bảo vệ bộ nguồn an toàn.

    + Van phân phối: Có hai loại van phân phối phổ biến đó là van gạt tay dầu hoặc van dầu điện từ. Chức năng của van này đó là điều khiển dòng dầu đi trong bộ nguồn, sao cho đáp ứng yêu cầu của thiết bị cơ cấu.

    + Van một chiều: Van bảo vệ bơm khi chỉ cho dầu chảy 1 chiều duy nhất, tránh việc chảy ngược về bơm gây hỏng.

    + Van chống lún: Thiết bị thực hiện duy nhất một chức năng đó là chống tụt cho hệ thống xilanh khi đang làm việc nâng hạ

    + Van tiết lưu: Đây là loại van điều chỉnh được dòng lưu lượng cho tốc độ di chuyển của xilanh

    + Van khống chế hành trình: Van hỗ trợ khách hàng điều khiển xi lanh hoạt động như ý muốn.

    + Van tỉ lệ , van áp suất chỉnh hai đầu......vvv

    Khi chọn van cho hệ thống thủy lực cần chính xác một điều là phải chọn cho phù hợp với lưu lượng bơm tránh tình trạng bơm lưu lượng cao chọn van lưu lượng thấp  hoặc bơm quá nhỏ chúng ta lắp van quá lớn sẽ không phug hợp cho hệ thống thủy lực và ảnh hưởng trực tiếp tới tuổi thọ của bơm

     

    Thùng dầu thủy lực

     

    Thùng dầu là bộ phận có kích thước lớn nhất trong bộ nguồn. Chức năng của nó là chứa dầu, chất lỏng thủy lực.

    Có một điều khách hàng cần lưu ý đó là: Kích thước thùng dầu phải có thiết kế chính xác với các kích thước cụ thể. Vì kích thước quá nhỏ sẽ không chứa được lượng dầu cần thiết để cung cấp cho bơm và đáp ứng yêu cầu vận hành bộ nguồn. Một chiều dài, chiều rộng, chiều cao của thùng dầu phù hợp sẽ hạn chế tình trạng sủi bọt, giúp tản nhiệt nhanh.

    Thể tích của thùng dầu cần được tính toán, đảm bảo nhu cầu lượng dầu và tốc độ tỏa nhiệt trong hệ thống.

    Hình dạng  của thùng chứa cũng là vấn đề quan tâm. Thông thường, thùng dầu có hình chữ nhật và được làm từ các chất liệu: inox, thép… để tạo sự cứng cáp gá các bơm, van ở phía trên, chống ăn mòn và oxi hóa.

     

    Lọc dầu hút và lọc dầu hồi

     

    Dầu thủy lực không phải lúc nào cũng sạch, cũng đảm bảo 100% chất lượng. Chính vì thế mà để bộ nguồn hoạt động ổn định, hiệu quả thì khách hàng lắp đặt bộ lọc dầu thủy lực theo các thùng dầu.

    Khi hoạt động, áp suất cao làm van xả dầu về lại thùng. Dầu sẽ truyền áp lực đến thiết bị truyền động, tại đây van điều khiển hướng sẽ làm việc. Áp lực đòi hỏi áp lực tạo ra phải lớn hơn tải và lực cản thì mới có hiệu quả làm việc.

    Sau cùng dầu sẽ được chảy về bộ lọc hồi và lưu thùng chứa và tái sử dụng cho một vòng tuần hoàn mới.

    Độ sạch của dầu sẽ phụ thuộc phần lớn vào kích thước của lưới lọc, lõi lọc.

     

    Hệ thống làm mát

     

     

    Hệ thống làm mát được lắp đặt tùy thuộc vào từng công đoạn làm việc như trạm nguồn thủy lực phải làm việc liên tục nhiều giờ với tần suất cao thì cần phải lắp hệ thống giải nhiệt cho đầu để bơm hoạt động liên tục mà không sinh ra nhiệt độ quá cao làm hỏng bơm , nhưng trạm nguồn thủy lực không hoạt động liên tục thì không cần lắp thêm bộ giải nhiệt vì khi ngưng hoặt động dầu sẽ được tản nhiệt dần trong thùng chứa

    Quạt tản nhiệt hoặc hệ làm mát dầu bằng nước  có nhiều kiểu dáng khác nhau, tuy nhiên đều đảm bảo duy trì nhiệt độ dầu ở một mức đã được định sẵn. Ưu điểm của thiết bị này đó là thân thiện với môi trường, giá thành phải chăng, dễ dàng lắp đặt, làm việc với áp lực cao và rất bền bỉ.

    Với hệ làm mát cũng có nhiều dải công suất lưu lượng khác nhau nên chúng ta luôn phải chọn công suất quạt giải nhiệt phù hợp với lưu lượng bơm đầu ra

     

    Các thiết bị khác

     

    Ngoài các thiết bị trên, bộ nguồn còn có rất nhiều các thiết bị nhỏ, thiết bị phụ kiện khác mà chúng ta có thể kể đến như: thước nhớt, ống dẫn dầu thủy lực, đồng hồ đo áp suất, van khóa đồng hồ, co nối, khớp nối thủy lực, nắp thùng dầu…

     

    Quy trình vận hành của bộ nguồn thủy lực

     

    Bộ nguồn thủy lực cũng giống với các thiết bị khác, đều có quy trình vận hành riêng.

    Khi chúng ta mở nguồn điện để cung cấp cho bộ nguồn hoạt động, cuộn rơ le sẽ cấp và nối với 2 tiếp điểm thường mở. Motor ( động cơ) sẽ được cấp điện và hoạt động.

    Motor là thiết bị biến dòng điện 220v hoặc 380v  được cấp thành cơ năng quay và truyền đến của trục bơm. Lúc này,bơm hoạt động và sẽ tiến hành hút dầu từ thùng chứa, đẩy đi trong hệ thống với một mức áp suất phù hợp, đã được điều chỉnh bằng van chỉnh áp.

    Tùy vào loại bơm sử dụng là bánh răng hay cánh gạt, piston mà áp suất và lưu lượng cao hay thấp.

    Nếu ta đóng nguồn điện, tiếp điểm đóng và motor ngừng quay. Bơm thủy lực sẽ ngừng hoạt động, cơ cấu chấp hành trong bộ nguồn sẽ bị khóa lại bởi van một chiều.

    Trong lúc này, thiết bị điện điều khiển của bộ nguồn sẽ cấp điện vào coil của van điện từ dầu, làm dầu sẽ được xả qua van tiết lưu, van dầu trở về thùng chứa.

    Khi muốn hoạt động, ta lại mở nguồn điện và bắt đầu một chu trình mới.

    Khách hàng quan sát và theo dõi áp thông qua đồng hồ đo, công tắc áp suất được dùng để điều chỉnh áp suất trong bộ nguồn.

    Để cho bộ nguồn thủy lực được hoạt động tốt liên tục không ảnh hưởng đến công việc sản suất thì người vận hành cũng cần phải lưu ý kiểm tra thường xuyên các thiết bị trên trạm nguồn thủy lực để kịp thời phát hiện những bất thường nếu khi có sự cố xẩy ra

     

     

     

    Sản phẩm được phân phối bởi THỦY LỰC HOÀNG LONG

    Chi tiết xin liên hệ : 0909 617 576 - 0984 26 93 26

     

     


    Sản phẩm cùng loại


    Mã số:3HP-220-380